Bộ bàn ghế được thiết kế phù hợp là bộ bàn ghế có thể tạo ra cho người sử dụng có tư thế ngồi ngay ngắn, thuận tiện, vững vàng, tiết kiệm tối đa năng lượng, đảm bảo cho hệ cơ xương, các cơ quan nội tạng, cơ quan thị giác hoạt động bình thường.
Chính vì vậy, một trong những đòi hỏi vệ sinh cơ bản nhất đối với bàn ghế học sinh là sự phù hợp giữa kích thước bàn ghế với kích thước nhân trắc cơ thể học sinh.
Kích thước ghế:
Chiều cao: Chiều cao ghế ngồi được tính bằng khoảng cách thẳng đứng tính từ mép trên của cạnh trước mặt ghế tới mặt đất (có cộng thêm 2-3 cm chiều cao của đế giày, dép). Chiều cao này được quy định bởi chiều cao từ mặt đất tới khoeo. Chiều cao ghế không được quá cao so với chiều cao khoeo vì như vậy chân của người ngồi sẽ bị treo, hai bàn chân không được sử dụng làm điểm tựa sẽ làm tăng gánh nặng tĩnh lên mặt dưới của đùi và mông làm cho cơ thể nhanh mỏi mệt. Nếu chiều cao này quá nhỏ, giữa đùi và cẳng chân sẽ tạo ra một góc nhọn, các tổ chức vùng khoeo sẽ chèn ép lên các mạch máu đi qua làm hạn chế tuần hoàn ở vùng bàn chân và cẳng chân.
Chiều rộng ghế: Phải đảm bảo cho học sinh ngồi thoải mái. Chiều rộng ghế được xác định bằng chiều rộng mông cộng thêm 3-4 cm. Nếu ghế quá hẹp, học sinh ngồi sẽ bị gò bó.
Chiều sâu ghế: Chiều sâu của ghế ngồi chính là khoảng cách từ mông người ngồi tới mép trên cạnh trước của mặt ghế. Có mối tương quan mật thiết giữa chiều sâu ghế ngồi với chiều dài đùi. Nếu chiều sâu của ghế nhỏ quá thì diện tích mặt tựa sẽ bị thu nhỏ lại, sẽ làm tăng gánh nặng cho xương chậu và hai ụ ngồi, tư thế ngồi như thế sẽ không được thoải mái. Nếu chiều sâu ghế quá lớn, cạnh ghế có thể tỳ vào khoeo làm cho lưu thông máu xuống vùng cẳng chân bị hạn chế.
Chiều cao tựa lưng: Tựa lưng phải có chiều cao hợp lý, không hạn chế hoạt động của tay và cột sống. Tựa lưng thường được thiết kế thấp hơn mỏm xương bả vai và cao hơn mỏm mào chậu.
Kích thước bàn: Chiều cao bàn là khoảng cách thẳng đứng từ mép trên cạnh sau của mặt bàn tới sàn, hoặc bằng khoảng cách từ mép trên cạnh sau mặt bàn tới mặt phẳng nằm ngang của mặt ghế cộng với chiều cao ghế ngồi.
Chiều rộng: Chiều rộng bàn phải đảm bảo cho học sinh khi ngồi học có được sự thoải mái, khi viết cẳng tay được tỳ lên bàn như một điểm tựa bổ sung và không bị vướng. Xét về mặt vệ sinh, chiều rộng bàn cho mỗi chỗ ngồi bằng chiều ngang lớn nhất của cơ thể cộng thêm 5-7cm là đủ.
Chiều sâu bàn: cần phải đảm bảo cho học sinh đủ để sách vở khi viết đồng thời trong tầm tay với của học sinh. Do vậy chiều sâu bàn được xác định bằng chiều dài từ khớp vai tới cổ tay.
Hiệu số bàn ghế: là khoảng cách thẳng đứng từ cạnh sau của bàn tới mặt ghế. Trong thực tế kích thước này dao động trong khoảng 2cm không ảnh hưởng tới tư thế của học sinh. Nếu khoảng cách này cao hơn bình thường, học sinh luôn phải nâng vai lên khi viết bài, cơ thể bị mất cân bằng, giảm cự ly từ mắt tới sách vở. Nếu kích thước này quá thấp, học sinh phải cúi đầu về phía trước. Tư thế học tập bất lợi này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể trẻ em, cụ thể là cơ quan thị giác và hệ cơ xương.
Cự ly lưng: là khoảng cách từ mặt sau của bàn tới tựa lưng của ghế. Khoảng cách này phải lớn hơn bề dày từ trước tới sau của lồng ngực cộng thêm 5 cm. Nếu cự ly này quá lớn, học sinh sẽ mất khả năng sử dụng lưng ghế làm điểm tựa bổ sung, trọng tâm thân sẽ dồn về phía trước. Nếu cự ly này không đủ lớn, tựa lưng sẽ ép vào lồng ngực, cản trở hô hấp và tuần hoàn, tư thế ngồi không thuận tiện, học sinh sẽ nhanh mệt mỏi, khả năng học tập bị giảm sút.
Cự ly ngồi: là khoảng cách (tính theo chiều ngang) giữa cạnh sau của mặt bàn và cạnh trước của mặt ghế. Cự ly này nên có một giá trị âm để mặt ghế ăn sâu vào trong mặt bàn. Khi cự ly này bằng 0 hoặc dương, để đặt cánh tay đúng vị trí trên mặt bàn, học sinh cần phải vươn người về phía trước. Tư thế này sẽ không thoải mái làm cho học sinh dễ mệt mỏi
Do đặc điểm phát triển thể lực, học sinh trong độ tuổi tới trường có chiều cao rất khác nhau. Vì vậy, để đa số học sinh có được bộ bàn ghế phù hợp với kích thước của cơ thể mình thì chúng ta phải thiết kế sản xuất nhiều cỡ bàn ghế. Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, có 6 loại bàn ghế được quy định sử dụng theo chiều cao học sinh.
Tiêu chuẩn bàn ghế học sinh (theo Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT
Các kích thước bàn ghế
|
Cỡ số
| |||||
I
|
II
|
III
|
IV
|
V
|
VI
| |
Chiều cao ghế (cm)
|
27
|
30
|
33
|
38
|
44
|
46
|
Chiều cao bàn (cm)
|
46
|
50
|
55
|
61
|
69
|
74
|
Hiệu số giữa bàn và ghế (cm)
|
19
|
20
|
22
|
23
|
25
|
28
|
Bàn ghế loại I dành cho học sinh có chiều cao từ 100 - 109 cm Bàn ghế loại II dành cho học sinh có chiều cao từ 109 - 119 cm Bàn ghế loại III dành cho học sinh có chiều cao từ 120 - 129 cm Bàn ghế loại IV dành cho học sinh có chiều cao từ 130 - 139 cm.
Bàn ghế loại V dành cho học sinh có chiều cao từ 140 - 154 cm Bàn ghế loại VI dành cho học sinh có chiều cao từ 155 cm trở lên Tiêu chuẩn bàn ghế học sinh TCVN 7490 -2005.
Thông số
|
Cỡ số
| |||||
Loại I
|
Loại II
|
Loại III
|
Loại IV
|
Loại V
|
Loại VI
| |
Chiều cao ghế (cm)
|
26
|
28
|
30
|
34
|
37
|
41
|
Chiều sâu ghế (cm)
|
26
|
27
|
29
|
33
|
36
|
40
|
Chiều rộng ghế (cm)
|
23
|
25
|
27
|
31
|
34
|
36
|
Hiệu số bàn ghế (cm)
|
19
|
20
|
21
|
23
|
26
|
28
|
Chiều cao bàn (cm)
|
45
|
48
|
51
|
57
|
63
|
69
|
Chiều sâu bàn (cm)
|
45
|
45
|
45
|
50
|
50
|
50
|
Chiều rộng bàn cho 1 chỗ ngồi(cm)
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
60
|
Chiều rộng bàn cho 2 chỗ ngồi(cm)
|
120
|
120
|
120
|
120
|
120
|
120
|
Bàn ghế loại I dành cho học sinh có chiều cao từ 100 - 109 cm
Bàn ghế loại II dành cho học sinh có chiều cao từ 109 - 119 cm
Bàn ghế loại III dành cho học sinh có chiều cao từ 120 - 129 cm
Bàn ghế loại IV dành cho học sinh có chiều cao từ 130 - 144 cm
Bàn ghế loại V dành cho học sinh có chiều cao từ 145 - 159 cm
Bàn ghế loại VI dành cho học sinh có chiều cao từ 160 - 175 cm
Lựa chọn bàn ghế.
Học sinh mỗi lớp có thể phù hợp với không dưới 3-4 loại bàn ghế. Vì thế trong mỗi phòng học cần phải sắp xếp không dưới 3 loại bàn ghế, tương đương với số lượng của các nhóm chiều cao học sinh. Chỉ có như vậy, đa số học sinh mới có thể tìm được một chỗ ngồi học phù hợp với kích thước cơ thể.
Nếu học sinh ngồi học ở những bộ bàn ghế cao hơn so với yêu cầu chiều cao cơ thể thì có đến 44% học sinh có tư thế ngồi không đúng và lệch vai. Khi ngồi học trên những bàn thấp so với kích thước cơ thể thì có đến 70% học sinh ngồi bị lệch vai. Ngoài ra trong những trường hợp học sinh ngồi học ở những bàn ghế không phù hợp các cơ lưng và cơ thân rất căng thẳng, các cơ cổ và cơ lưng ở cả hai bên bị mất cân đối và giảm hoạt tính.
Trong trường hợp bàn ghế không tương thích với các kích thước nhân trắc của học sinh từ 3-4 cm thì những biến đổi lớn nhất về mặt chức năng, rối loạn tư thế và cảm giác không tiện lợi thường gặp hơn ở những học sinh ngồi bàn ghế thấp. Do vậy, nếu có khó khăn trong việc lựa chọn bàn ghế cho học sinh thì tốt hơn cả là xếp học sinh ngồi học ở bộ bàn ghế thuộc loại cao hơn.
Các bàn ghế liền chỉ nên sử dụng cho lớp 1 đến lớp 4. Không nên sử dụng trong phòng học các loại ghế không có tựa lưng (các loại ghế này chỉ nên sử dụng trong phòng thí nghiệm). Các phòng học dành cho học sinh từ lớp 5-9 được trang bị bàn 2 chỗ ngồi.
Đối với những trường tổ chức học 2 ca ở trong cùng các phòng học thì các lớp học song song được xếp theo năm (lớp II - III, lớp III - IV, lớp IV - V), để đa số học sinh có thể ngồi học ở những bàn ghế phù hợp về kích thước.
Khi xác định kích thước bàn ghế phù hợp cho học sinh, chúng ta tiến hành đo chiều cao của từng học sinh hoặc dựa vào kết quả chiều cao học sinh khi khám sức khoẻ đầu năm học. Chiều cao học sinh được cộng thêm từ 2-3 cm. So sánh chiều cao này với tiêu chuẩn bàn ghế học sinh sẽ biết được học sinh cần phải ngồi học ở loại bàn ghế nào.
*****
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT CAO TỐC
SHOWROOM: 19D Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh, TP HCM
XƯỞNG SẢN XUẤT: 1066 Bình Quới, P.28, Q.Bình Thạnh, TP HCM
Website: www.banghehocsinh.com.vn
Hotline: 0914.134.664
E-mail: banghehocsinh.hiway@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét